*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit: tiểu an nhi
Cắm hoa bách hợp vào trong một chiếc bình cổ dài, đặt trên bệ cửa sổ. Những chiếc lá xanh, những nụ hoa trắng, tất cả đều toát ra không khí mùa hè nồng đậm.
Bão Ảnh từ bên ngoài bước vào, lau mồ hôi trên trán, thấy Tam thiếu phu nhân ngồi tựa trên ghế xích đu đưa mắt ngắm hoa bách hợp đặt trên bệ cửa sổ, không khỏi vừa cười vừa nói: “Tam thiếu phu nhân rất thích hoa bách hợp sao? Ở quê em trước kia có một đoạn đường đi trên núi, hai bên đường mọc đầy hoa bách hợp dại, một khi nở là nở liền vài chục bông.”
Thủy Ngân không nói gì, ngồi tựa trên ghế xích đu khẽ đung đưa.
Ở đây vốn không có chiếc ghế này, nhưng khoảng thời gian ở nhà họ Lâm, Thủy Ngân thấy ngồi trên chiếc ghế đó rất thoải mái, vì vậy kêu người đi mua một chiếc giống như thế về đây. Trong phòng không có chỗ để, Thủy Ngân trực tiếp hạ lệnh thu lại cái kính thiên văn chiếm nhiều diện tích của Cao Gia Lương nhét vào trong kho.
“Tam thiếu gia về nhà không thấy nó mà tức giận thì làm sao bây giờ?” Lúc Bão Ảnh thu dọn không tránh khỏi có chút do dự.
Thủy Ngân: “Cứ chờ cậu ta về nhà rồi tính.”
Cao Gia Lương hoàn toàn chưa có ý định trở về. Cao lão gia đã nói mấy lần là nhất định trong thời gian ngắn sẽ bắt anh ta trở lại, nhưng tìm mãi mà không thấy bóng dáng đâu. Đại thiếu phu nhân hay lắm chuyện ba hoa, còn cả Nhị thiếu phu nhân trầm mặc ít nói, không thích để ý đến người khác cũng đều nói với Thuỷ Ngân mấy câu khách sáo nể mặt. Đại khái bảo là một ngày nào đó Cao Gia Lương sẽ trở lại, khuyên cô cứ kiên nhẫn một chút. Trước mặt là thế, còn sau lưng bọn họ có cười trên nỗi đau của người khác hay không thì Thủy Ngân cũng chẳng buồn nghĩ.
Còn Ngũ tiểu thư vẫn giống y như trước không hợp với cô, chỉ cần bắt được cơ hội là nhất định phải đâm chọc cô vài câu. Tiếc là đâm chọc lúc được lúc không, đã thế còn bị cô phản đòn, tức đến giơ chân.
Đại phu nhân thì có ý kiến với cô càng lúc càng lớn. Bà cảm thấy con trai mình không chịu về nhà là do lỗi của cô hết. Hiển nhiên đã quên mất việc lúc trước người ép buộc con trai mình cưới vợ là ai.
Đại phu nhân tổng cộng sinh ra ba người con trai. Đại thiếu gia, Tam thiếu gia và Tứ thiếu gia. Đại thiếu gia không ôm chí lớn, cũng không có mưu cầu phát triển, bà vốn chẳng trông cậy gì vào anh ta. Tứ thiếu gia đang đi du học, sống cùng với cậu nhỏ ở nước ngoài mấy năm chưa về. Cho nên bà chỉ có thể dồn hết tình yêu thương của một người mẹ vào Tam thiếu gia.
Ở trong nhà họ Cao, người trông ngóng Cao Gia Lương trở về nhất không phải là Thủy Ngân, mà là Đại phu nhân. Thủy Ngân thấy bà vì mong nhớ quá mức mà sắp sinh bệnh rồi.
Bởi vì đứa con trai mình yêu thương mãi không chịu về nhà mà Đại phu nhân tiều tuỵ đi không ít. Tới một ngày, không hiểu sao khuôn mặt ủ dột của Đại phu nhân hồng hào rạng rỡ hẳn lên, ngay cả lúc nhìn thấy Thuỷ Ngân cũng không thấy cau có nữa.
“Là Tứ thiếu gia gửi thư về, bảo rằng cậu ấy sắp về nhà rồi. Nói không chừng còn đúng dịp Trung thu, vậy nên Đại phu nhân mới vui như thế đấy.” Bão Ảnh kể cho cô nghe một chút về vị thiếu gia nhỏ tuổi nhất nhà này.
“Tứ thiếu gia năm nay hình như là mười chín tuổi. Ba năm trước cậu ấy đi theo em trai ruột của Đại phu nhân ra nước ngoài học tập. Nghe nói là đi Anh quốc, Mỹ quốc gì đó. Em cũng không rõ lắm.” Bão Ảnh một bên dùng chổi lông gà phủi bụi, một bên nhớ lại: “Em làm việc ở nhà họ Cao đã được mấy năm, lúc trước từng gặp qua Tứ thiếu gia. Cậu ấy cực kỳ thích những đồ vật mới lạ, à đúng rồi, bộ kính viễn vọng của Tam thiếu gia là của Tứ thiếu gia cho đấy.”
Thủy Ngân không có hứng thú lắm, ừ một tiếng xem như đáp lời.
Mùa hè ở Bình Thành thật sự là quá nóng. Nhà họ Cao lại không có nhiều cây cối như nhà họ Lâm. Trong sân viện của nhà họ Cao đều lát gạch đá xanh, mặt trời chiếu xuống là nóng hầm hập. Trước cửa phòng Cao Gia Lương có hai cái cây thì mái hiên cao quá, chẳng thấy có chút râm mát nào. Ngày nào Thủy Ngân cũng giữ khư khư cái quạt không rời tay, hầu hết thời gian đều giữ im lặng.
Hàng ngày vào lúc xế chiều, ngoài cổng có người kéo xe bán băng lạnh đi ngang qua. Bão Ảnh chạy ra mua cho cô một bát băng bào rưới kẹo đường, cô mới có thể vừa bưng bát băng trên tay, vừa chậm rãi dạo bước trong sân, rèn luyện cho chân một chút.
Phía sau khu phòng ở của Cao Gia Lương có một sân viện nhỏ, vẫn luôn bị khóa kín. Gần đây thấy cửa được mở ra, có mấy người hầu ở bên trong bận rộn hết khuân đồ lại quét dọn.
Thủy Ngân đoán có lẽ đây là nơi ở của vị thiếu gia sắp về nhà kia. Khu nhà nhỏ đó so với chỗ ở của Cao Gia Lương càng phù hợp với sở thích của cô hơn. Bởi vì trong viện có một giàn nho xanh um tươi tốt, những dây lá nho như thác nước rủ xuống, có vài chùm quả xanh, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy mát mẻ rồi.
“Mấy quả nho kia không ăn được đâu, đến chín cũng không được, chua buốt cả răng luôn ấy.” Bão Ảnh thì thầm nói với cô.
Đâu phải Thủy Ngân muốn ăn nho, chỉ là cô thích cả một khoảng cây cối xanh tươi kia thôi. Nhân lúc vị tiểu thiếu gia kia còn chưa về đến nhà, nơi đó lại gần đây, cho nên mỗi lần luyện đi vào lúc xế chiều, cô liền chuyển địa điểm qua đấy. Đi đi lại lại dưới giàn nho mười mấy vòng.
Việc này truyền đến tai Đại phu nhân, bà đặc biệt kêu Thủy Ngân tới bảo, “Cô không có chuyện gì sao cứ đi tới đi lui trong viện của Gia Nhạc thế? Vừa mới quét tước sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc gọn gàng xong, cô đừng chạy tới đó làm bẩn làm loạn các thứ nữa.”
Thủy Ngân lười phải cùng bà lằng nhằng mấy chuyện nhỏ nhặt này, đổi sang chỗ khác luyện tập đi lại. Cô không đi trong sân viện nữa mà chuyển ra bên ngoài.
Gần nhà họ Cao có một con đường, hai bên đường trồng cây mộc cận và bằng lăng sẻ. Chạng vạng tối thường xuyên có người ngồi bán một số giống hoa khá mới lạ, như hoa huệ, ngọc trâm, bách hợp các loại. Có cả những chậu cây trồng sẵn hoa nhài hay chi tử. Thỉnh thoảng Thủy Ngân sẽ mua một ít hoa có hương thơm về cắm ở trong bình.
Lúc trước cô không có thói quen này, cái đó là do ảnh hưởng từ thế giới của Mộc Hương.
Thủy Ngân lên hẳn một kế hoạch để rèn luyện cho chân của mình, tiến hành dựa theo chất lượng, mỗi ngày sẽ đi nhiều hơn hôm trước một đoạn ngắn. Đến bây giờ, cô đi đường thấy chân vẫn đau, nhưng đã khá nhiều so với trước kia. Do các ngón chân đã bị biến dạng, lại phát triển không giống người bình thường cho nên giày cô xỏ nhỏ hơn những người khác hai cỡ.
Đi bộ được một đoạn, thấy chân đau quá, cô tìm một chỗ ngồi xuống nghỉ ngơi một lát.
Trên đường có bậc thang đá, Thủy Ngân ngồi nghỉ trên bậc thang dưới tán cây mộc cận. Cô đặt chậu